09 Jan
Hà Nội tuyên chiến với tin nhắn, quảng cáo “rác” viễn thông

QĐND Online – LTS: Việc ra đời Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, ngày 14-8-2020 của Chính phủ về chống tin nhắn, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, có hiệu lực từ ngày 1-10-2020 đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ xã hội, là công cụ mạnh mẽ giúp người sử dụng thuê bao di động có được giải pháp bảo vệ mình trước “rác” tin nhắn và quảng cáo.


TP Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu “tuyên chiến” với vấn nạn này bằng nhiều giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả từ Sở Thông tin và Truyền thông. Để làm rõ kinh nghiệm, giải pháp về tình trạng này của Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện loạt bài: Hà Nội tuyên chiến với tin nhắn, quảng cáo “rác” viễn thông.Bài 1: Cuộc chiến với “rác” phi vật thểTin nhắn rác trước đây được định nghĩa là tin nhắn được gửi đến người nhận mà người đó không mong muốn. Định nghĩa này gây ra nhiều sự hiểu lầm và chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ. Thậm chí tin nhắn thông báo lũ lụt hay kêu gọi ủng hộ từ thiện bị xếp vào là tin nhắn rác.Rác ảo gây phiền phức thậtNghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác có hiệu lực từ ngày 01/10/2020, thay thế Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP. 

Nội dung Nghị định có nhiều điểm mới, quan trọng, quy định nhiều biện pháp bảo vệ người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, tránh bị gây phiền hà bởi tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác. Trong đó, lần đầu tiên có quy định của pháp luật về “Cuộc gọi rác”, đây là vấn đề gây nhiều phiền hà, bức xúc cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trong thời gian qua.Sau một thời gian Nghị định số 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nhiều người dân cho biết vẫn bị tin nhắn rác làm phiền. Đáng nói, có những tin nhắn nhận làm bằng tốt nghiệp, giấy phép lái xe, cho vay tiền không cần thế chấp… là dấu hiệu vi phạm pháp luật, rất cần ngành Viễn thông quyết liệt sàng lọc, xử lý dứt điểm tình trạng này.Trao đổi với nhiều chủ thuê bao điện thoại di động, phóng viên Báo QĐND Điện tử được biết, kể từ khi Nghị định số 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, lượng tin nhắn rác có giảm nhưng vẫn còn xuất hiện

. Anh Nguyễn Đức Phương (quận Hai Bà Trưng), chủ thuê bao số điện thoại di động 090340xxxx cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, anh nhận được tin nhắn từ số điện thoại với nội dung: “Thanh toán không phải lương tới 70 triệu đồng”; hay tin nhắn: “Nhận làm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở… đại học; giấy phép lái xe và các loại giấy tờ khác…”.Xây dựng quy trình xử lý “rác” viễn thôngTheo ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội: Ngay sau khi Nghị định số 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực, Sở đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của UBND các quận, huyện, thị xã; đề nghị các cơ quan báo chí Hà Nội, các báo, đài Trung ương có ký 

Chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố; đề nghị Công an thành phố khuyến cáo người dân nêu cao cảnh giác, khi phát hiện thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, nhanh chóng báo Công an gần nhất để kịp thời xử lý và đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet thông tin đến người sử dụng dịch vụ, xây dựng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo chỉ đạo của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT).Quảng cáo ảo, bị xử phạt…thật!

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Khắc Lịch cho biết, điểm nổi bật của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP là xây dựng danh sách các thuê bao từ chối nhận quảng cáo (chủ thuê bao chỉ cần soạn: DK DNC rồi gửi đến đầu số 5656), đưa vào vận hành Cổng thông tin quản lý danh sách không quảng cáo tại địa chỉ https://khongquangcao.ais.gov.vn. Đến nay, hệ thống đã ghi nhận hơn 100.000 thuê bao đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”. Với những trường hợp như chị Tường Vy (quận Hà Đông), ngoài việc nhắn tin như nêu trên, cần gọi trực tiếp ngay cho các nhà mạng để phản ánh, phối hợp giải quyết rác tin nhắn nội mạng, liên mạng.Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra đã được cơ quan chức năng đẩy mạnh kể từ khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực. 

Tại Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội là đơn vị đi đầu trong cả nước về việc tổ chức, triển khai Nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội có Quyết định số 94/QĐ-XPVPHC xử phạt ông Lê Mạnh Dũng (Long Biên, Hà Nội) với số tiền 3.750.000 đồng về hành vi nhắn tin quảng cáo dịch vụ bất động sản đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý, theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP. Nhiều biện pháp mạnhTrong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo qua mạng viễn thông theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo qua mạng viễn thông trên địa bàn Thành phố; ban hành quy trình xử lý đối với các số điện thoại, đầu số nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác nhằm hướng dẫn quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân tiếp nhận phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác để xử lý theo quy định của pháp luật.

Để quảng cáo đúng luật hãy sử dụng dịch vụ làm biển quảng cáo tại thegioibienquangcao.com

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING